Hotline: 0962875986 Email: [email protected]
VietNammese English

Van Chân, Van Rọ Hút (Chõ Bơm), Cấu Tạo Và Hoạt Động Của Van Chân

Lượt xem: 19615 views | 27/06/2017 8:25:19 SA

PGTech chuyên phân phối các loại Chõ bơm, Rọ bơm, Rọ hút, Van chân...cho đường ống

PGTech là nhà phân phối các loại van công nghiệp, khớp nối mềm, thiết bị đo...trong hệ đường ống nói chung và hệ thủy lực nói riêng. Chúng tôi xin chia sẽ chút kiến thức cơ bản  về một trong  những loại van cần thiết cho bất kỳ công trình xây dựng nào mà cần tới máy bơm đó chính là Van Chân hay còn gọi là Rọ Bơm hay chõ bơm hoặc Van đáy mà quí bạn vẫn thường biết. 

Van Chân/ Van rọ hút  là gì?

Chân van (Foot valve)  hay còn gọi là van rọ hút, hay chõ bơm cơ bản là sự kết hợp  của một van một chiều  và một bộ phận rọ lọc rác (chõ bơm/trõ bơm) hay lưới mắt cáo ngăn rác mà chúng ta vẫn thường gọi. Kích cỡ của Van chân nối ren DN15, DN20, DN25, DN32, DN40 và DN50 còn kích cỡ van chân nối bích DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN450, DN500, DN600.

Van rọ hút/ Van chân được sử dụng kết hợp với máy bơm để duy trì áp lực trong hệ thống ống nước và đảm nhiệm luôn cả vai trò giữ lại các chất rắn có thể bám trên các công trình hay hiểu đơn giản là ngăn lại chất cạn rác lẫn trong nước hoặc chất lỏng nói chung.

Van Chân, Van Rọ Hút, Chõ Bơm

Van chân, Van rọ hút, Chõ bơm đầy đủ kích cỡ, Chất liệu gang, đồng và Inox

Van chân được sử dụng ở đâu?

Van chân thường được sử dụng trong các giếng nước, bên cạnh đó thì van chân có thể được sử dụng cho nhiều hệ thống nơi cần bơm chất lỏng từ khu vực giữ chất lỏng ở mức thấp hơn lên khu vực cao hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi mô tả dạng van một chiều lò xo, một ví dụ điển hình của van chân mà PGTech thường tư vấn lắp đặt cho các  công trình của mình. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng các loại van chân/ van rọ hút khác nếu chúng được lắp đúng cách và chất liệu được lựa chọn phù hợp cho mỗi môi chất và công trình của quý khách.

Van chân hoạt động như thế nào?

Một máy bơm hút chất lỏng vào bộ lọc (rọ hút) của van chân và thông qua hệ thống van van một chiều. Bởi vì van một chiều được sự hỗ trợ của lò xo phản ứng với áp lực liên tục, van đóng nhanh chóng khi bơm ngừng, giữ chất lỏng trong ống và bơm trước khi dòng chảy ngược có thể xảy ra. Mục đích là giúp ngặn chặn lại chất lỏng, tránh chảy ngược và đảm bảo áp lực của máy bơm như đã đề cập ở trên.

Giữ lại chất lỏng trong hệ thống là rất quan trọng, vì hầu hết các máy bơm cần được lót (được mồi) chất lỏng để có thể hoạt động. Quá trình giữ chất lỏng làm mồi có nghĩa là chất lỏng trong ống là đủ để tạo ra sức hút qua bơm. Nếu không có chất lỏng trong ống, máy bơm có thể không thể tạo ra sức hút cần thiết để vận hành, và điều này có thể làm hỏng máy bơm.

Máy bơm luôn được đặt trên mặt đất để dễ dàng cho việc bảo trì, trong khi trõ bơm được lắp đặt ở phía dưới sâu trong bể hay trong giếng để đảm bảo bơm luôn có đủ nước cho vận hiệu quả. Nước được kéo lên một ống thẳng đứng qua mức máy bơm và được giữ ở vị trí tại van một chiều. Nếu không có van một chiều hay van trõ bơm này, nước sẽ bụ tụt và làm cho máy bơm chạy khô không có nước.

Tại sao lại sử dụng van chân thay vì chỉ sử dụng đơn giản chỉ là van một chiều?

Vậy tại sao lại chỉ sử dụng van một chiều ma không có một rọ lọc?

Nếu mà làm  như vậy thì việc rủi ro bở sẽ có những  chất bẩn lẫn trong nước chui theo dòng vào van, làm  tắc nghẽn và gây ra hỏng hóc cho hệ thống. Và cũng có thể làm hỏng cả máy bơm nước. Khi có rọ lọc ngăn cản  các cặn rác theo dòng vào đường ống  hút sẽ giúp được dòng nước trở  nên sạch sẽ hơn đặc biệt cho các giếng nước hay bể nước sinh hoạt.

Van chân có được làm từ các thành phần như van chân đồng, van chân gangvan chân bằng inox (thép không gỉ), người ta cũng vẫn gọi là rọ bơm bằng gang, rọ bơm bằng đồng, rọ bơm bằng inox cho các ứng dụng khác nhau. 

CÁCH LẮP ĐẶT VAN CHÂN

Việc lắp đặt van đáy “rọ bơm” là rất quan trọng cho hoạt động vận hành của nó. Một số gợi ý chung như sau.

Hướng dòng chảy theo chiều thẳng đứng. Định hướng van để rổ/rọ nằm trong giếng nước hoặc nguồn nước/bể nước. Sàn dưới mặt đất nên có ít nhất 0,75 lần so với đường kính van từ đáy giếng/ bể nước hoặc tư vấn cho nhà sản xuất bơm để biết thêm thông tin.

Lưu ý: Không lắp foot valve theo chiều ngang

Một số thuậ ngữ để gọi các loại van chân:

  • Van chân bằng gang nối ren/ Van chân bằng gang nối bích (lắp bích/mặt bích)
  • Van rọ hút bằng gang nối ren/ Van rọ hút bằng gang nối bích (lắp bích/mặt bích)
  • Chõ bơm gang nối ren/ Chõ bơm gang nối bích/ chõ bơm bằng đồng nối ren/nối bích/ chõ bơm bằng inox nối ren/nối bích và rọ bơm bằng gang/rọ bơm bằng đồng nối ren, nối bích
  • Rọ bơm inox/ rọ hút inox/ chõ bơm inox/ van chân inox
  • Kích cỡ rọ bơm phổ biến gồm: DN50 (50A, 50mm), DN65 (64A, 65mm), DN80 (80A, 80mm), DN100 (100A, 100mm), DN125 (100A, 100mm), DN150 (100A, 100mm), DN200 (200A, 200mm), DN250 (200A, 200mm), DN300 (300A, 300mm).

Tất cả các thuật ngữ trên đều thể hiện là Van Chân hay chõ bơm/rọ bơm mà trong giới cơ điện vẫn dùng và đôi khi cũng làm cho người  ta hiểu nhầm bởi chính tên gọi của nó. 

 

Copyright@ - Bản quyền bài viết thuộc về PGTech Việt Nam

Ban Biên Tập Tin Tức: PGTECH

                                               Biên Tập Viên: Kỹ Sư Tuấn Quang

PGTECH CO., LTD

VPGDTầng 19, Phòng 19.07, Tòa Nhà C14-CT2, Bắc Hà, Bộ Công An, Đường Tố Hữu, Nam Từ Liêm, HN.

 Địa Chỉ: PGTech Co., Ltd số 12, Ngõ 28, Đường Tây Hồ,  Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện Thoại: 024-730235 88 - Hotline: 0962 875 986

Fax: 024-730235 89

Email: [email protected]      [email protected] 

Website: www.pgtech.com.vn